Mang thai ngoài tử cung là một biến chứng thai kỳ, xảy ra ở nhiều thai phụ. Vậy mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không? Có giữ được hay không?
Bài Viết Liên Quan:
- viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
- Bà bầu ra khí hư màu nâu
- 15 Dấu hiệu mang thai 1 tuần
- Quan hệ lần đầu có mang thai không?
- Bà bầu ra khí hư màu nâu
- Chậm kinh 1 tháng có sao không?
- Chậm kinh 1 tuần có sao không?
- Thuốc tránh thai khẩn cấp 24h
MANG THAI NGOÀI TỬ CUNG LÀ GÌ?
Mang thai là một quá trình xảy ra trong cơ thể người phụ nữ, khi có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. Theo đó, khi tinh trùng của nam giới được phóng xuất vào trong âm đạo người phụ nữ sẽ di chuyển dần lên phía trên để tìm gặp trứng. Nếu vào đúng thời điểm trứng rụng, tinh trùng và trứng sẽ gặp nhau ở ống dẫn trứng và xảy ra quá trình thụ tinh.
Trứng sau khi được thụ tinh sẽ tạo thành hợp tử và di chuyển dần từ vòi trứng vào buồng tử cung. Tại đây, phôi thai sẽ bám vào lớp niêm mạc ở trên thành tử cung để làm tổ. Bắt đầu quá trình phát triển cho đến khi chào đời.
Tuy nhiên, ở một số nữ giới, phôi thai sau khi hình thành không di chuyển vào tử cung mà lại bám vào những vị trí khác như vòi trứng (chiếm 95%), buồng trứng, cổ tử cung hay ổ bụng… Đây được gọi là tình trạng mang thai ngoài tử cung hay chửa ngoài dạ con ở phụ nữ.
NGUYÊN NHÂN MANG THAI NGOÀI TỬ CUNG LÀ GÌ?
Tình trạng thai ngoài tử cung xảy ra ở nhiều phụ nữ, thuộc các lứa tuổi khác nhau. Và theo các bác sĩ sản phụ khoa, nguyên nhân của biến chứng này ở mỗi trường hợp là không giống nhau.
Có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp khiến các chị em phụ nữ mang thai ngoài tử cung gồm:
- viêm nhiễm vòi trứng
- viêm vùng chậu
- mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia
- nạo phá thai nhiều lần
- bị tắc, hẹp vòi trứng bẩm sinh
- mắc các bệnh u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung
- thực hiện thủ thuật không an toàn tại vòi trứng
YẾU TỐ LÀM TĂNG NGUY CƠ MANG THAI NGOÀI TỬ CUNG
Tất cả những người phụ nữ chưa đến thời kỳ mãn kinh đều có nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, nguy cơ này còn có thể tăng lên ở những đối tượng sau:
– Phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi
– Người có cấu tạo ống dẫn trứng bất thường
– Người có tiền sử phẫu thuật khung xương chậu, phẫu thuật vùng bụng, hoặc đã từng phá thai nhiều lần trước đó
– Người có tiền sử mang thai ngoài tử cung hoặc mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
– Nữ giới gặp biến chứng sau khi dùng thuốc hoặc liệu pháp trợ sinh
– Người hay sử dụng thuốc lá thường xuyên
DẤU HIỆU MANG THAI NGOÀI TỬ CUNG DỄ NHẬN BIẾT
Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, trong 3 tháng đầu thai kỳ, các chị em có thể phát hiện tình trạng mang thai ngoài tử cung sớm bằng các dấu hiệu sau:
- Chảy máu âm đạo bất thường
Khi mới mang thai, nếu bạn phát hiện vùng kín xảy ra tình trạng chảy máu bất thường thì hãy cảnh giác. Tình trạng xuất huyết do mang thai ngoài tử cung thường xuất hiện và chấm dứt khá đột ngột với lượng máu lỏng hơn, màu nâu sẫm.
Trong một số trường hợp, tình trạng chảy máu âm đạo bất thường khi mang thai cũng có thể là biểu hiện của một số vấn đề khác như sảy thai hay nhiễm trùng vùng kín…
- Đau bụng dưới
Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng đau thắt ở vùng bụng dưới hoặc gần trực tràng trong những tháng đầu thai kỳ thì hãy cẩn thận. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo khi thai nằm ngoài tử cung. Những cơn đau này có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng và dai dẳng hoặc xuất hiện đột ngột rồi chấm dứt ngay sau đó.
- Giảm lượng hCG trong máu
Khi mang thai, lượng hCG trong máu của nữ giới sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu bạn bị mang thai ngoài tử cung thì lượng hCG trong máu sẽ giảm dần hoặc có thể tăng nhưng chậm hoặc đứng yên. Điều này sẽ dễ dàng phát hiện khi bạn đi khám thai. Thai phụ sẽ cần phải thực hiện thêm một số xét nghiệm để xác định chính xác có mang thai ngoài tử cung không.
- Chuột rút
Chuột rút là hiện tượng thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm với những biểu hiện khác như đau bụng dưới, chảy máu vùng kín,… thì nó thường là dấu hiệu của tình trạng mang thai ngoài tử cung.
- Đau vai gáy
Mệt mỏi, đau nhức vùng vai gáy cũng là một trong những triệu chứng mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, nhiều người thường cho rằng tình trạng này do những nguyên nhân khác gây ra nên bỏ qua, không chú ý. Tình trạng này có thể dẫn tới hiện tượng chảy máu trong rất nguy hiểm.
Do đó, nếu bị đau nhức vai gáy khi mang thai đi kèm với các biểu hiện chảy máu bất thường, đau bụng… thì thai phụ nên đi thăm khám ngay để được chẩn đoán kịp thời.
- Khó chịu khi đi vệ sinh
Nếu khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên cảm thấy khó chịu khi đi tiểu hay đi đại tiện hoặc bị tiêu chảy kéo dài thì hãy lưu ý. Đây cũng là biểu hiện khá thường gặp ở những trường hợp bị mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.
- Buồn nôn, nôn ói
Buồn nôn, nôn ói là biểu hiện ốm nghén xảy ra ở nhiều phụ nữ khi mang thai. Và đây cũng là triệu chứng báo hiệu tình trạng mang thai ngoài tử cung thường gặp ở các thai phụ. Tuy nhiên rất khó để các chị em nhận ra biểu hiện này bởi nó là triệu chứng rất phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Ngoài những triệu chứng kể trên, khi mang thai ngoài tử cung, thai phụ còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác như đau đầu dữ dội, chóng mặt, mệt mỏi, cơ thể xanh xao, kiệt sức…
THAI NGOÀI TỬ CUNG CÓ GIỮ ĐƯỢC KHÔNG?
Các chuyên gia khuyến cáo, với những trường hợp mang thai ngoài tử cung thì việc giữ lại thai là rất khó. Hầu hết những trường hợp gặp phải biến chứng này đều không giữ lại được thai vì những lý do sau:
- Thai phát triển ở các vị trí bên ngoài tử cung như vòi trứng, buồng trứng hay ổ bụng… đến thời điểm nhất định sẽ tự vỡ ra.
- Thai phụ mang thai ngoài tử cung sẽ dễ gặp phải những cơn đau dữ dội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.
- Túi thai ngoài tử cung nếu xử lý muộn cũng có thể khiến thai phụ phải cắt bỏ vòi trứng. Điều này đồng nghĩa với việc người phụ nữ không còn khả năng mang thai.
- Nếu thai bị vỡ ra, không xử lý kịp thời sẽ làm vỡ luôn vị trí cơ quan mà nó cư trú. Điều này sẽ gây tình trạng xuất huyết ồ ạt, có thể nguy hiểm tới tính mạng người phụ nữ.
Theo thống kê, cứ 1000 nữ giới mang thai sẽ có 4-5 trường hợp mang thai ngoài tử cung. Đây được xem là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kì (chiếm tỉ lệ khoảng 10%).
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG THAI NGOÀI TỬ CUNG
Như đã nói ở trên, những trường hợp mang thai ngoài tử cung thường sẽ không giữ lại được phôi thai. Việc xử lý thai càng sớm thì sức khỏe của người mẹ sẽ càng được đảm bảo, tránh được các biến chứng nguy hiểm, có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng.
Hiện nay, để khắc phục tình trạng mang thai ngoài tử cung, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp xử lý khác nhau như:
- Theo dõi sự thoái triển tự nhiên
Với các trường hợp thai ngoài tử cung chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ hay không có triệu chứng thì thai phụ chỉ cần theo dõi chặt chẽ vì phôi thai có thể tự tan. Bác sĩ sẽ theo dõi thường xuyên các triệu chứng như chảy máu âm đạo hay đau bụng dưới ở người mẹ. Nếu phương pháp này không thuận lợi thì cần nhanh chóng áp dụng các phương pháp khác.
- Sử dụng thuốc
Trong trường hợp thai phụ phát hiện việc mang thai ngoài tử cung sớm, kích thước khối thai còn bé, chưa vị vỡ thì có thể sử dụng thuốc tiêm để giúp khối thai tự tiêu. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là ngăn chặn các tế bào phân chia, sau từ 4 – 6 tuần, khối thai sẽ từ từ được cơ thể hấp thu. Ưu điểm của biện pháp này là giúp bảo toàn ống dẫn trứng của người mẹ.
- Phẫu thuật
Không phải trường hợp nào mang thai ngoài tử cung đều cần phải phẫu thuật. Chỉ với những trường hợp kích thước khối thai lớn, có thể bị vỡ ra bất cứ lúc nào thì bác sĩ mới chỉ định áp dụng cách xử lý này. Thai phụ có thể được phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở để chấm dứt sự phát triển của bào thai ở bên ngoài tử cung.
Thai ngoài tử cung là một biến chứng thai kì không mong muốn. Bởi vậy, nếu chẳng may gặp phải tình trạng này, các chị em không nên quá suy sụp tinh thần mà cần phải tìm cách xử lý kịp thời. Có như vậy, bạn mới có thể bảo toàn được sức khỏe của bản thân và có thể mang thai trở lại trong thời gian sớm nhất.