Vùng kín nổi mụn, ngứa ngáy, có mùi hôi ra dịch màu đen do đâu? Vùng kín bị ngứa phải làm sao? Bị ngứa vùng kín khi mang thai…Là những câu hỏi được nhiều chị em quan tâm.
Vùng kín ngứa ngáy có mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt của chị em. Đồng thời, là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm.
Xem Thêm:
Hiện tượng vùng kín ngứa ngáy, có mùi hôi
Dịch tiết âm đạo là kết quả của sự bài tiết của các tuyến nhỏ trong niêm mạc âm đạo và cổ tử cung. Chúng có vai trò là chất tẩy rửa tự nhiên, có tác dụng hạn chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn trong âm đạo.
Số lượng dịch tiết nhiều hay ít phụ thuộc vào sự thay đổi của hormone trong cơ thể. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào độ tuổi, chu kỳ kinh, đời sống tình dục.
Thông thường, dịch tiết âm đạo sẽ có màu vàng nhạt, trắng đục hoặc màu kem. Đồng thời, có mùi tanh nhẹ nhưng không nồng nặc. Do đó, nếu bỗng nhiên vùng kín có mùi hôi kèm theo ngứa ngáy khó chịu thì chị em cần thận trọng. Vì có thể là huyết trắng bệnh lý gây ra.
Nguyên nhân khiến “cô bé” có mùi hôi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến “cô bé” có mùi hôi. Trong đó, phổ biến là những nguyên nhân dưới đây:
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ:
Với những chị em vệ sinh vùng kín không sạch thì “cô bé” có mùi hôi là điều không thể tránh khỏi. Vì nếu chỉ rửa qua loa sẽ khiến mùi mồ hôi và vi khuẩn không được loại bỏ.
Ngoài ra, thói quen thụt rửa sâu vào âm đạo cũng sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây mùi hôi thối.
- Ăn nhiều các thực phẩm gây mùi:
Những thực phẩm ăn uống hàng ngày có thể khiến vùng kín có mùi hôi khó chịu. Ví dụ như tỏi, thịt đỏ, hành lá, gia vị, cà phê, đồ uống có cồn…
- Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể:
Ở một số thời điểm như trong kỳ kinh, mang thai… vùng kín của chị em sẽ có mùi hôi. Nguyên nhân do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến ra nhiều khí hư và có mùi hôi.
- Sử dụng quần lót quá chật:
Dùng quần lót chật sẽ kích thích tiết mồ hôi, khiến vùng kín bị bí bách và có mùi.
- Do các bệnh lý:
Vùng kín có mùi hôi là biểu hiện của một số bệnh lý phụ khoa, bệnh qua qua đường tình dục, ung thư…
Xem thêm:
- Cạo lông mu vùng kín
- Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ
- Kích thước âm đạo phụ nữ
- Môi lớn môi bé là gì
- Phụ nữ chịu được bao nhiêu cm
Vùng kín mọc mụn, ngứa mùi hôi là bệnh gì?
Vùng kín có mùi hôi ngứa ngáy là bị sao? Theo các chuyên gia, để biết chính bị sao thì chúng ta cần phải được thăm khám, kiểm tra cụ thể từng tình trạng. Căn cứ vào kết quả khám, chẩn đoán, bác sỹ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng của bạn. Theo đó, vùng kín có mùi hôi có thể là bị các bệnh phụ khoa. Điển hình phải kể đến các bệnh như:
1. Vùng kín bị ngứa ngáy có dịch trắng là bị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Đây là một bệnh phụ khoa rất thường gặp, phổ biến ở độ tuổi sinh sản, đã qua sinh để, thực hiện nạo hút thai, đặt vòng…Bệnh điển hình bởi tình trạng tế bào lộ tuyến xâm lấn quá mức ra bên ngoài. Kết hợp với quá trình tiết dịch gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Triệu chứng của bệnh là vùng kín có mùi hôi kèm theo ngứa. Thêm vào đó là tình trạng dịch âm đạo ra nhiều bất thường. Dịch âm đạo càng nhiều lộ tuyến càng rộng. Nó khiến cho vùng kín của chị em lúc nào cũng “ẩm ướt”. Bên cạnh đó, người bệnh còn có một số dấu hiệu khác như:
- Đau khi quan hệ;
- Chảy máu âm đạo bất thường hoặc sau khi quan hệ;
- Đau bụng dưới
- …
Viêm lộ tuyến cổ tử cung đa phần là lành tính. Thế nhưng nếu như không được thăm khám và chữa trị sớm, có thể gây ra nhiều biến chứng. Tăng nguy cơ các tổn thương tiến triển thành tế bào tiền ung thư.
2. Vùng kín nổi mụn có mùi hôi nhưng là bị viêm âm đạo

Viêm âm đạo là căn bệnh rất điển hình. Ai cũng có thể mắc phải dù đã quan hệ hay chưa. Ngay cả các bé gái cũng có thể bị viêm âm đạo. Có tới “1001” lý do khác nhau khiến bạn bị viêm âm đạo. Đây là căn bệnh ai cũng có thể gặp phải ít nhất 1 lần trong đời.
Khi bị viêm âm đạo chị em có nhiều biểu hiện. Tùy vào các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn, trùng roi…Hay bởi các thói quen sinh hoạt như vệ sinh, mặc quần áo, dùng bao cao su…Những thói quen tưởng chừng đơn giản nhưng lai khiến chị em gặp phải tình trạng mùi hôi khắm ở vùng kín.
Viêm âm đạo có dấu hiệu điển hình là tình trạng vùng kín nổi mụn, có mùi hôi. Có thể hôi nồng, mùi khắm, thối, mùi như cá ươn rất khó chịu…Kèm theo đó là có mảng bám màu trắng.
3. Âm đạo có mùi hôi do nhiễm trùng roi
Trùng roi (Trichomonas) khá điển hình ở viêm nhiễm phụ khoa. Chúng gây ra tình trạng khí hư ra nhiều, có mùi hôi rất khó chịu. Và thường thì rất ít trường hợp bị ngứa. Chị có có các dấu hiệu điển hình như:
- Khí hư ra nhiều, loãng có bọt có màu vàng xanh hoặc trắng ngà như nước gạo;
- Đau rát ở âm đạo;
- Sưng tấy đỏ, thậm chí xuất hiện vết loét;
- …
Đây là bệnh thường gặp, do đó, chị em cần hết sức thận trọng. Chủ động theo dõi để có thể phát hiện, tầm soát thật tốt.
Vùng kín có mùi hôi, dịch trắng vón cục là bị bệnh xã hội
Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ ảnh hưởng lớn. Không chỉ với sức khỏe, khả năng sinh sản mà cả với tính mạng, lây ra cộng đồng. Nếu như bạn có tiền sử quan hệ không an toàn, và thấy vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa thì cũng đừng chủ quan nhé.
Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị các bệnh xã hội như:
- Sùi mào gà: do virus HPV gây ra. Điển hình là những mụn thịt như nhú gai, trông giống mào gà, mọc ở vùng tiếp xúc;
- Lậu: do vi khuẩn lậu gây ra. Điển hình là tình trạng dịch âm đạo ra nhiều như mủ, tiểu buốt, rắt, vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa,…;
- Chlamydia: do vi khuẩn Chlamydia gây ra, thường nhiễm đồng thời với lậu. Bệnh gây ra tình trạng rối loạn đường tiểu, nước tiểu khai nồng, đục, vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa…
- Mụn rộp sinh dục: do virus HSV gây ra. Biểu hiện là những mụn dạng phỏng nước mọc ở vùng kín, kèm theo mùi hôi do tình trạng tiết dịch bất thường…
- …
4. Vùng kín có mùi khắm là bị viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là căn bệnh phụ khoa xảy ra bởi tình trạng viêm nhiễm tại cổ tử cung. Cổ tử cung là nơi tiếp giáp giữa ống âm đạo và tử cung. Nó có công dụng bảo vệ tử cung khỏi các tác nhân gây viêm nhiễm xâm nhập. Do đó, nó đóng vai trò như “cửa ngõ” bảo vệ phần phụ bên trong.
Và vì có tiếp xúc với cơ quan sinh dục ngoài nên vùng này cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn. Thường là do các viêm nhiễm ở âm hộ -âm đạo lan tới. Viêm cổ tử cung gây ra tình trạng khí hư ra nhiều, mùi hôi rất khó chịu. Mùi hôi ở vùng kín xuất phát từ sự phát triển quá mức của các tác nhân.
Nó làm thay đổi độ pH trong vùng kín, gây ra mùi hôi nồng, khắm, mùi hôi như cá ươn…Bên cạnh đó, khí hư có thể dạng thạch, vón cục màu nâu, màu xanh như nhựa chuối. Khi khám thấy cổ tử cung sưng, viêm loét, nhiều dịch nhầy bít lấy…
5. Vùng kín có mùi hôi là bị viêm phần phụ
Khi bị viêm phần phụ như viêm vòi trứng, viêm tử cung, viêm buồng trứng, viêm vùng chậu…bệnh nhân cũng có biểu hiện vùng kín có mùi hôi nhưng không bị ngứa. Các biểu hiện này rất dễ nhầm lẫn với các dạng viêm nhiễm ở ngoài. Hoặc bệnh nhẹ nên chị em thường chủ quan bỏ qua.
Viêm phần phụ có thể dẫn đến vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới. Gây ra các triệu chứng khí hư kéo dài, vùng kín mùi hôi rất khó chịu. Chị em cảm thấy tự tin khi gần gũi bạn đời, khi sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí nhiều chị em chia sẻ, ngồi cũng ngửi thấy mùi khó chịu từ vùng kín của mình…
Nhóm bệnh viêm phần phụ thường là kết quả của các viêm nhiễm bên ngoài không được chữa trị. Hoặc chữa trị không đúng cách, bệnh diễn tiến trong thời gian dài. Là hậu quả của các viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục, rất nguy hiểm.
Phải làm sao khi bị vùng kín nổi mụn, có mùi hôi?

Vùng kín nổi mụn, có mùi hôi, ngay cả đơn thuần hay kèm theo các dấu hiệu ngứa, chảy dịch thì chị em cũng không được bỏ qua. Nếu như “cô bé” có mùi lạ đầu tiên chúng ta cần chú ý:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ hằng ngày;
- Thay đồ lót ngày 2 lần;
- Nếu trong thời gian hành kinh cần chú ý vệ sinh mỗi lần thay băng, thay băng vệ sinh đúng giờ (4h/ lần);
- Mặc quần áo thoáng, vừa với kích cơ cơ thể, chất liệu thấm hút mồ hôi;
- Lau khô người trước khi mặc đồ, không mặc quần áo ẩm ướt;
- Vệ sinh cho cả hai trước và sau khi quan hệ tình dục;
- …
Nếu như tình trạng mùi hôi vùng kín không cải thiện. Lại kèm theo biểu hiện dịch âm đạo ra nhiều màu sắc bất thường như màu nâu như café, vón cục như thạch, lợn cợn, màu trắng đục, trắng trọng…Thì cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra, đánh giá cụ thể.
Tại cơ sở y tế, bác sỹ sẽ khai thác thông tin bệnh lý, biểu hiện, bệnh sử, tiền sử quan hệ tình dục…Thực hiện khám phụ khoa, soi cổ tử cung để đánh giá cụ thể. Thêm vào đó, bác sỹ có thể chỉ định một số xét nghiệm như soi tươi dịch âm đạo, xét nghiệm máu, nước tiểu…
Khi có kết luận cụ thể, tùy vào mức độ, nguyên nhân, tác nhân mà bác sỹ có thể chỉ định các phác đồ như:
- Dùng thuốc: đặt vòng trong âm đạo, bôi, uống/tiêm/truyền tĩnh mạch;
- Ngoại khoa: cắt polyp, đốt lộ tuyến, đốt cổ tử cung…
- Kết hợp: dùng cả nội và ngoại khoa, các thiết bị phục hồi như dùng ánh sáng sinh học, thiết bị phục hồi tử cung…Dùng kết hợp cả thuốc đông + tây y…;
Bên cạnh đó, chị em cũng cần kiêng quan hệ, giữ vệ sinh sạch sẽ. Và đừng quên tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ để đánh giá hiệu quả sau điều trị.
Như vậy, vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy, nổi mụn là bị sao? Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm âm hộ -âm đạo, viêm phần phụ…Thậm chí là các bệnh xã hội như sùi mào gà, lậu, chlamydia. Do vậy, chị em khi có biểu hiện hãy chú ý hơn để kịp thời xử trí có hiệu quả.
Bài viết liên quan:
- Sưng âm đạo
- 10 hình ảnh cô bé bị thâm đen
- 10 cách làm hồng vùng kín
- 10 cách chữa đau rát vùng kín
- 5 đấu hiệu màng trinh đã mất
- 5 hình ảnh đeo khuyên vùng kín